Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Những cầu hỏi thường gặp ở bệnh loãng xương

Khi bị bệnh loãng xương rồi có chữa trị được không?


Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Ngoài ra bạn có thể dùng canxi cơm bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy việc điều trị đã làm tăng được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa được gẫy xương, giảm các nguy cơ gẫy xương… cải thiện chất lượng cuộc sống cho người có tuổi.


Thường xuyên đi kiểm tra 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt:


Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt.

Ở người có tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất (đặc biệt là calci) và protid trong khẩu phần ăn vì ở người có tuổi khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Sử dụng canxi đường huyết giúp Chính vì vậy sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả calci và protid cho người có tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 đến 1.000 ml (có thể là sữa tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).

Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: vận động thể lực đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hoá…) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hoá và chống loãng xương (do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu calci và protid).


Tập thể dục giúp xương chắc khỏe

Đối với người lớn tuổi cần hết sức tránh bị té ngã vì khi xương đã bị loãng, gẫy xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gẫy lại rất khó liền. Việc bất động để điều trị gẫy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý do nằm lâu khác.

Chế độ bổ sung thực phẩm chức năng : 

Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tuỳ mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac…) hay dùng Calcitonine (thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Tránh dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides.

Cung cấp calci theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể… để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ (Ở người có tuổi, nhu cầu về calci tăng mà khả năng hấp thu calci ở ruột lại bị giảm sút, ở phụ nữ có thai, cho con bú, sau mãn kinh… nhu cầu calci đều tăng…).


Cung cấp vitamin D hoặc chất chuyển hóa cuả vitamin D (Calcitriol-Rocaltrol) để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng calci của cơ thể.

Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương: Liệu pháp hormon thay thế (hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh), Calcitonine….theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Dùng các thuốc để kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương: các chất làm tăng đồng hóa (Durabolin, Deca-Durabolin), hormon sinh dục nam (cho nam giới nếu có thiếu hụt cần bổ xung), muối Fluoride….theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Để có kết quả, việc điều trị loãng xương cần toàn diện, liên tục và lâu dài. Thời gian điều trị bệnh loãng xương phải được tính bằng năm chứ không tính được bằng tháng (Để đánh giá kết quả điều trị, thường phải sau 2 năm) nên chi phí thường qúa cao so với mức sống hiện nay của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.

 Xem thêm:
  Dấu hiệu và cách điều trị bệnh còi xương ở trẻ
                       Phòng bệnh còi xương ở trẻ em

0 nhận xét:

Đăng nhận xét