Tỏi
Không chỉ tỏi, mà cả hẹ, tỏi tây, hành tây, hành lá… đều có hàm lượng lưu huỳnh cao, lại chứa nhiều arginine, flavonoids, selen tốt cho sức khỏe. Tỏi có thể ngừa bệnh ung thư thông qua nhiều cơ chế, như ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy sữa chữa DNA, gây chết tế bào...
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy và cả ung thư vú. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.
Gừng
Từ lâu gừng đã được dùng trong các phương thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh, như cảm cúm, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu… Thêm gừng vào thực đơn trong quá trình điều trị ung thư sẽ giúp giảm bớt triệu chứng ợ hơi hay buồn nôn và cung cấp một số chất giúp bao tử hoạt động tốt hơn. Có thể dùng gừng ở dạng tươi, bột gừng hay tinh chất gừng.
Nghệ
Hợp chất curcumin trong nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa cao, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các chiết xuất từ nghệ đang được nghiên cứu để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư vú.
Hoa cúc
Trà hoa cúc giúp dễ ngủ, lại thanh nhiệt nên có thể làm giảm các vết loét miệng do quá trình hóa trị. Hoa cúc còn giúp tăng cường tiêu hóa, giảm các cơn co thắt dạ dày, căng cơ, đặc biệt là các cơ trơn trong ruột.
Bạc hà
Vị cay của bạc hà đã được tận dụng hàng trăm năm qua trong việc chữa chứng ợ hơi, khó tiêu hay đau bụng, tiêu chảy. Bạc hà cũng rất tốt khi giúp giảm các triệu chứng nôn nao và ngộ độc thực phẩm. Trong điều trị ung thư, bạc hà giúp làm dịu cơn đau, giảm các vết loét miệng do quá trình hóa trị hay xạ trị.
Ớt
Ớt có chứa capsaicin, một hợp chất có khả năng làm giảm đau. Một số loại kem capsaicin có tác dụng khá tốt trong việc điều trị đau thần kinh sau phẫu thuật ung thư. Ngoài ra, ớt cũng giúp trị chứng khó tiêu hiệu quả.
(theo Health Magazines/PNO)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét