Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Tìm hiểu về ung thư thực quản

Ung thư thực quản là loại bệnh lý ác tính có tiên lượng bệnh xấu và đứng hàng thứ tư sau các ung thư tiêu hóa là ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng về mức độ phổ biến tại Việt Nam. Tỷ lệ sống thêm 5 năm khi phát hiện bệnh thường không cao. Mặc dù vậy, với tiến bộ của y học hiện đại, tỷ lệ sống và kéo dài thời gian sống được cải thiện đáng kể. Vì vậy để ngăn ngừa phòng bệnh ung thư bạn nên áp dụng sử dụng thuốc ancan giúp ngăn ngừa độc tố, đào thải độc cơ thể, giảm thiểu nguy cơ gây ung thư.




Tìm hiểu về ung thư thực quản

Ung thư thực quản là một phần của ống tiêu hóa, dài khoảng 25 cm. Thức ăn được vận chuyển từ miệng qua thực quản đến dạ dày. Loại bệnh lý ác tính của thực quản khá thường gặp, đặc biệt là ở vùng Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Ung thư thực quản là bệnh khó chữa, phẫu thuật là phương pháp quan trọng nhất nhưng lại khá phức tạp, để lại nhiều biến chứng, còn các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị chỉ có vai trò hỗ trợ. Vì vậy việc khám định kỳ để phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tỉ lệ tử vong của căn bệnh này.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản được cho là có liên quan đến tuổi tác và giới tính. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi và hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi. Khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở độ tuổi 55-85. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới với tỷ lệ bệnh ở nam cao gấp 3 – 6 lần nữ theo thống kê ở Việt nam. Các yếu tố nguy cơ cụ thể như sau:

Người trên 40 tuổi, là nam giới hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ cao bị ung thư thực quản, nguy cơ này đặc biệt cao ở những người sử dung cả rượu và thuốc lá.
Thói quen ăn nóng, uống nóng hoặc thức ăn có chứa nitrosamin như mắm, dưa muối. Chế độ ăn ít trái cây và rau quả làm tăng tỷ lệ ung thư thực quản.
Có các bệnh lý khác tại thực quản như: Viêm dạ dày- thực quản trào ngược axit dạ dày  kéo dài, loét hẹp đoạn dưới thực quản, nhiễm HPV…

Trong gia đình có người thân bị ung thư quản hoặc người béo phì thì nguy cơ tăng cao hơn.
Mắc một số ung thư khác vùng đầu mặt cổ như khoang miệng, họng miệng và hạ họng – thanh quản.
Những người có nguy cơ ung thư thực quản nên đi tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe, kịp thời phát hiện bệnh lý và điều trị nhằm gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Dấu hiệu ung thư thực quản

Dấu hiệu thường gặp của ung thư thực quản là khó nuốt, đau khi nuốt, khàn tiếng, vv…
Giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng gì. Khi bệnh đã phát triển, có thể có những dấu hiệu sau:
Lúc đầu cảm giác khó nuốt với thức ăn đặc, sau khó nuốt với thức ăn lỏng, cuối cùng uống nước cũng nghẹn.
Có thể nôn, dịch nôn có thể lạc vào đường thở gây hiện tượng viêm đường hô hấp kéo dài, trội lên từng đợt, có thể có nôn ra máu.
Ợ nóng, đau họng, đau sau xương ức, đau lưng hoặc đau 2 xương bả vai.
Khàn tiếng không khỏi sau 2 tuần.
Sụt cân.


Chẩn đoán ung thư thực quản

Trước tiên, để chẩn đoán ung thư thực quản, bác sỹ sẽ cần tìm hiểu bệnh sử và khám lâm sàng kỹ càng với người bệnh. Sau đó thực hiện một số chẩn đoán như sau:

Nội soi: Nội soi là dùng một ống nhỏ có đèn sáng đưa vào trong thực quản. Nếu có nghi ngờ có vùng bất thường của thực quản, bác sỹ sẽ sinh thiết làm qua ống đó để nghiên cứu tế bào dưới kính hiển vi.
Nếu có tổn thương sẽ chụp thực quản có thuốc cản quang. Người bệnh sẽ uống một chất lỏng cản quang, chất này sẽ bám vào thực quản và cho thấy hình dạng của thực quản trên phim chụp.
Nếu phát hiện u, người bệnh cần chụp cắt lớp vi tính  nhằm đánh giá mức độ lan rộng.
Ngoài ra có thể làm xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm khối u CEA, CA19.9.

Điều trị ung thư thực quản

Điều trị ung thư cũng như các loại ung thư khác là phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Nhưng thường thì bao gồm phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Lựa chọn biện pháp điều trị chính cũng hết sức quan trọng, cần xem xét từng trường hợp cụ thể.

Dựa vào bản chất, giai đoạn phát triển của khối u và tình trạng toàn thân để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư thực quản đoạn cổ thường phẫu thuật khó khăn nên thường sử dụng xạ trị, hóa trị. Đối với ung thư thực quản đoạn ngực-bụng thì tùy trường hợp sẽ điều trị phẫu thuật đơn thuần hoặc kết hợp hóa, xạ trị. Sử dụng kèm fucoidan giúp loại bỏ khả năng nguy cơ gây ung thư.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét